Phổi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp của cơ thể. Vậy chúng ta nên ăn gì để bổ phổi. Yến Sào Nam An xin tổng hợp 1 số thực phẩm và chế độ ăn có thể hỗ trợ, bảo vệ và tăng cường phổi.
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Giữ gìn và bảo vệ phổi là một vấn đề quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoại trừ việc giúp bảo vệ phổi, một chế độ dinh dưỡng đúng còn có thể giúp phổi giảm tổn thương, giảm các tác hại đến phổi. Vậy chúng ta hãy cùng xem 1 số gợi ý về thực phẩm bổ phổi mà Yến Sào Nam An tổng hợp cho bạn nhé.
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và phổi
Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với phổi. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại, cải thiện chức năng phổi và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh phổi. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe phổi bao gồm:
Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại.
Vitamin E: Vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại.
Beta-carotene: Beta-carotene là một tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng.
Axit béo omega-3: Axit béo Omega-3 giúp giảm viêm, cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính.
Kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch và giúp bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng.
Selen: Selen là một khoáng chất giúp chống oxy hóa và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại. Các thực phẩm giàu selen bao gồm hải sản, thịt đỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
Chất xơ: Chất xơ tăng cường khả năng lọc của phổi và giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hen suyễn, cải thiện chức năng phổi.
Do đó, để giữ cho phổi khỏe mạnh, thì ngoài việc chúng ta nên tránh xa các tác nhân gây hại cho phổi như khói thuốc lá, các hóa chất, khí thải,... thì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng.
Sau đây, Yến Sào Nam An xin liệt kê 10 loại thực phẩm tốt cho phổi:
Củ cải đường và củ cải xanh
Củ cải đường và củ cải xanh là nguồn cung cấp nitrat dồi dào, một chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp và giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy. Bổ sung củ cải đường có thể cải thiện hiệu suất thể chất và chức năng phổi ở những người mắc một số bệnh phổi, bao gồm COPD và tăng huyết áp phổi. Ngoài ra, củ cải đường còn có nhiều chất có lợi cho phổi như chất chống oxy hóa, magie, kali, vitamin C và carotenoid.
Ớt
Ớt là một loại thực phẩm phổ biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả phổi. Ớt chứa rất nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo về phổi khỏi các gốc tự do gây hại. Hợp chất Capsaicin trong ớt có khả năng giúp giảm viêm và cải thiện chức năng của phổi.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, ăn ớt quá cay có thể dẫn đến một số vấn đề như khó chịu ở dạ dày, ợ nóng và tiêu chảy. Vì vậy, những người có vấn đề về đường tiêu hóa nên ăn ít ơn cay lại.
Táo
Táo chứ nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của phổi. Trong đó, vitamin C, Quercetin là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại, giảm viêm, cải thiện chức năng phổi. Ngoài ra, chất xơ trong táo có khả năng giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả những chất độc hại có thể ảnh hưởng đến phổi. Táo cũng là một trái cây ngon và dinh dưỡng, chúng ta có thể sử dụng trực tiếp, hoặc ép nước uống thường xuyên.
Yến Sào
Yến sào là một thực phẩm dinh dưỡng quý giá với 18 loại axit amin, giàu protein và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong đông y, yến sào với vị ngọt, tính bình, tác động tích cực đến vị và phế. Vì vậy, những người đang có vấn đề về hô hấp, phổi có thể sử dụng yến sào để tăng cường hệ miễn dịch, giúp trao đổi chất và phục hồi nhanh chóng.
Trong yến sào có chứa Selenium, Glycine, đây là 2 chất hỗ trợ ngăn chặn quá trình lão hóa, thoái hóa nói chung của cơ thể và hệ hô hấp nói riêng. Bên cạnh đó, Isoleucine có tác dụng phục hồi cơ thể cùng Leucin hỗ trợ tăng trưởng các mô, tế bào trong cơ thể người đã và đang điều trị các bệnh về hô hấp.
Quả bí ngô
Bí ngô có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm, có lợi cho những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi như COPD, hen suyễn. Các chất dinh dưỡng như beta-carotene, lutein, zeaxanthin, kẽm và kali, có khả năng cải thiện chức năng và tăng cường hệ miễn dịch chống lại các yếu tố gây hại cho phổi. Bí ngô cũng là loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng,...
Nghệ
Nghệ là một gia vị khá quen thuộc với người Việt Nam, ngoài ra nghệ cũng xuất hiện trong 1 số bài thuốc bởi tác dụng quan trọng đối với cơ thể. Trong nghệ có chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm khả năng hình thành khối u (đã được nhiều nghiên cứu chứng minh). Ngoài ra, kẽm trong nghệ cũng là một khoáng chất cần thiết cho chức năng miễn dịch, giúp bảo vệ phổi khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
Có nghiên cứu về chức năng phổi ở nhóm người hút thuốc có hàm lượng thấp thu curcumin cao được chứng minh tốt hơn đáng kể so với nhóm người hút thuốc có hàm lượng hấp thu thấp hơn.
Cà chua
Các thành phần lycopenne, vitamin C, vitamin A trong cà chua có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp. Cà chua là thực phẩm phổ biến, dễ sử dụng, có thể ăn sống, làm salad, chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình.
Gừng
Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc với chúng ta, nhưng gừng cũng còn được xem như là một vị thuốc có tác dụng giảm viêm, có khả năng đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài. Giúp thông khí và làm giảm nguy cơ tắc nghẽn ở phổi. Gừng còn có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Có thể sử dụng trà gừng, thêm vào các món ăn thường ngày cũng rất tốt cho việc giảm ho, long đờm.
Dầu Olive
Vitamin E, polyphenol và omega-3 trong quả olive có thể giúp: Giảm viêm ở phổi trong một số bệnh lý như COPD và hen suyễn. Đồng thời cải thiện chức năng phổi và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại.